Theo các chuyên gia, du lịch Hà Giang còn rất nhiều dư địa để phát triển, nhưng kết quả đạt hiện nay được chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.
Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch ở Hà Giang
Ngày 29/10, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang phối hợp với Tổng Cục du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn 2030″.
Theo đó, Hà Giang là vùng biên cương, địa đầu Tổ quốc, có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với nhiều giá trị đặc sắc về địa chết, địa hình, thời tiết khí hậu quan năm ôn hoà, mát mẽ, có gía trị và nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc vẫn đang được giữ gia và phát huy .. là tiềm năng, lợi thể để đẩy mạnh phát triển du lịch.
Hà Giang tiếp tục là điểm sáng về du lịch trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến toàn ngành gặp khó khăn. Địa phương này đã xây dựng các sản phẩm, sự kiện trong bốn mùa, nhờ đó khắc phục được tính mùa vụ và thu hút du khách đến quanh năm.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, tháng 3/2021, lượng khách đến Hà Giang tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt hơn 104.000 lượt. Cả quý I/2021, Hà Giang đã đón hơn 352.000 lượt khách, doanh thu đạt 581 tỷ đồng.
Năm 2020, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid–19, ngành du lịch toàn cầu và du lịch Việt Nam đối mặt rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, năm 2020 du lịch Hà Giang đã có bước đột phá, kết quả thu hút 1,5 triệu lượt khách, tăng 7% so với năm 2019 và đạt 100% kế hoạch đề ra.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho rằng, Du lịch tạo sinh kế cho người dân tỉnh Hà Giang vươn lên xoá đói giảm nghèo, Hà Giang đã ban hành nhiêu chính sách để để thúc đẩy phát triển du lịch.
“Bên cạnh các kết quả đạt được, so với tiềm năng của tỉnh du lịch phát triển chưa tương xứng, còn bộc lộ một số hạn chết như: Quy hoạch và kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, thiếu các điểm vui chơi, giải trí cho du khách. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường du lịch ngày càng phong phú, hấp dẫn của các tỉnh trong khu vực, chất lượng nguồn nhân lực còn thiếu”, Chủ tịch tỉnh Hà Giang nói.
Theo ông Sơn, Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Quyết định phê duyệt Chiến lực phát triển du lịch Việt Nam đến giai đoạn 2030; Hà Giang cũng đã ban hành Nghị quyết số 11 – NQ/TU về phát triển du lịch Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025 với các nội dung như sau:
Thứ nhất, phát triển du lịch phải phát huy được tối đa tiềm năng lợi thế gắn với nâng cao nhận thức và đời sống cho nhân dân, giảm nghèo bền vững. Bảo tồn được văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc.
Thứ hai, hoạt động du lịch có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại. Hình thành một số khu du lịch dịch vụ tổng hợp, có quy mô lớn.
Thứ ba, sản phẩm du lịch đa dạng có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Hà Giang.
Thứ tư, xây dựng thương hiệu du lịch Hà Giang là điểm đến an toàn, hấp dẫn trong khu vực trung du miền núi phía Bắc, Công viên địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đông Văn trở thành trung tâm du lịch quốc gia.
Chủ tịch tỉnh Hà Giang khẳng định, mục tiêu đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, thu hút 3 triệu lượt khách du lịch, tổng thu từ khách du lịch ước tính đạt 7.800 tỷ đồng, đóng góp 10,34% giá trị du lịch vào tổng sản phẩm du lịch trên địa bàn, tạo ra 28.200 việc làm. Trong đó, có 14.100 việc làm trực tiếp. Định hướng đến năm 2030, Công viên đại chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là khu du lịch quốc gia.
Ông Nguyễn Lê Phúc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, tỉnh Hà Giang có nhiều tài nguyên quý giá để hình thành các sản phẩm du lịch (Ảnh: Phan Chính)
Tạo điều kiện để người dân tham gia phát triển du lịch Hà Giang
Tại Hội thảo: “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn 2030″, ông Nguyễn Lê Phúc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, Hà Giang có nhiều tài nguyên quý giá để hình thành các sản phẩm du lịch, văn hoá kết hợp với du lịch sẽ tạo nên sự khác biệt về du lịch. Điều kiện môi trường là đối tượng để phát triển kinh tế xã hội, khách du lịch trải nghiệm đều tìm thấy cái mới, cái lạ.
Theo ông này, tỉnh Hà Giang cần phải có cơ chế để phát triển du lịch, các điểm du lịch mang lại việc làm cho người dân, tăng nguồn thu, xây dựng và phát triển du lịch bền vững.
“Tạo nguồn nhân lực, phối hợp với cộng đồng dân cư xây dựng phát triển sản phẩm du lịch, tránh để quá tải điểm đến, tạo điểu kiện để người dân tham gia phát triển du lịch”, ông nói.
Cũng theo ông Phúc, tỉnh Hà Giang cần tập trung xây dựng phát triển du lịch chuyển đổi số, xây dựng phát triển du lịch thông minh, xây dựng sàn thương mại điện tử du lịch.
Ông Phúc mong muốn các nhà đầu tư đồng hành cùng tỉnh Hà Giang xây dựng và phát triển du lịch tỉnh trở thành nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Theo ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Hiệp hội lữ hành Hà Nội, Hà Giang có điều kiện để phát triển du lịch mạo hiểm, để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến Hà Giang.
Ông Thắng cho rằng, xu hướng phát triển du lịch mạo hiểm đang là lĩnh vực hấp dẫn, tỉnh Hà Giang đang có nhiều lợi thể để khai thác và phát triển loại hình du lịch này.
Ông phân tích, quản lý điểm đến du lịch mạo hiểm cần phải bám các quy chuẩn an toàn, sử dụng giải pháp công nghệ giúp du khách trải nghiệm du lịch mạo hiểm, muốn phát triển du lịch mạo hiểm thì phải hợp tác quốc tế.
Tại Hội thảo: “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn 2030″, ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Thường trục Hiệp hội Du lịch Việt Nam khẳng định, Hà Giang với tiềm năng du lịch to lớn với quyết tâm cao của lãnh đạo và nhân dân trong tỉnh, với sự liên kết chặt chẽ với du lịch của các tỉnh Tây Bắc, Đông Bắc và các thành phố lớn trong cả nước với môi quan hệ ngày càng mở rộng của Hà Giang với các nước .
Theo ông Bình, du lịch Hà Giang chắc chắn sẽ khôi phục nhanh chóng, phát triển mạnh mẽ, từng bước xây dựng vững chắc vị trí của một trung tâm du lịch của cả nước, Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ luôn vận động các doanh nghiệp du lịch cả nước, ủng hộ mạnh mẽ cho du lịch Hà Giang.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch đánh giá Hà Giang có lợi thế để phát triển du lịch biên giới, khi địa phương có đường biên giới với Trung Quốc khá dài.
Theo TS. Tuấn, du lịch biên giới có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội và được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, phát triển du lịch biên giới góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân cư và công tác giảm nghèo, đặc biệt là đối với cộng đồng các dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa.
Cũng tại buổi hội thảo “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn 2030″ đã diễn ra lễ ký kết hợp tác phát triển du lịch Hà Giang giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang và Hiệp hội Du lịch Việt Nam.